หน้าเว็บ

วันพุธที่ 22 พฤษภาคม พ.ศ. 2562

Tất tần tật về đội hình Knight-Hunter trong Dota 2 Auto Chess

Chế độ custom Auto Chess của DOTA 2 đang cực kỳ hot trong thời gian gần đây. Cùng tìm hiểu về cách dùng đội hình Knight-Hunter với tất cả các ưu, khuyết điểm và cách khắc chế.

Tổng quan chung về sự kết hợp giữa Hiệp sỹ (Knight) và Thợ săn (Hunter)

Cũng giống như nhiều thể loại game nhập vai hay chiến thuật khác, Hunter trong chế độ chơi Auto Chess của DOTA 2 là một class gồm các vị tướng mang hình tượng "cung thủ", với các đòn tấn công chính đều bằng vũ khí sát thương tầm xa. Các vị tướng tiêu biểu của chủng Hunter có thể kể đến: WindRanger, Medusa, Mirana, hay Sniper.

Cùng trong chủng tộc này, nếu kết hợp 3 hunter với nhau sẽ giúp tăng 25 điểm sát thương. Trong khi đó 6 tướng hunter đi với nhau sẽ giúp tăng tới 40 điểm sát thương.
Class Knight rất cân bằng giữa khả năng công và thủ
Class Knight rất cân bằng giữa khả năng công và thủ
Trong khi đó chủng Knight gồm những hiệp sỹ giáp trụ dày dặn, với khả năng cận chiến mạnh. Kết quả của sự kết hợp trên là những vị tướng rất cân bằng giữa khả năng tấn công và phòng thủ, hoặc trội hơn ở một trong hai tiêu chí trên.

Các tướng thiên về công của class Knight tiêu biểu như Luna, thiên về thủ thì có Abaddon, cân bằng công thủ thì có Dragon Knight hay Chaos Knight.

Về sự kết hợp "nội bộ" chủng tộc, 2 quân cờ Knight đi với nhau sẽ tăng 30% khả năng được nhận lá chắn của các quân cờ cùng phe. Bonus trên sẽ tăng lần lượt lên thành 51% và 65,7%, tương ứng với khi có 4 hay 6 tướng Knight kết hợp lại.

Một điểm hấp dẫn khác của class Knight là bonus tăng 75% cơ hội kháng phép và 30 giáp trong vòng 3 giây, mỗi khi được lá chắn bảo vệ.

Chơi đội hình Knight-Hunter thế nào cho thật "Bá đạo"?


Ở đầu trận đấu, với đội hình Knight-Hunter, bạn nên lựa chọn công thức 3 Knight - 3 Hunter. Các tướng Drow Ranger, Beastmaster, Chaos Knight, Abaddon nên được chọn làm nền móng cho cả trận.

Cũng nên cân nhắc việc sử dụng Axe hoặc Juggernaut để có thể làm tăng máu cho quân cờ Beastmaster thông qua việc kích hoạt hệ Orc.

Trong khi đó Windranger giá 3 tiền cũng rất đáng chọn bởi khả năng tạo ra Triple Kill với đòn Power Shot.

Ngoài ra, việc sử dụng Abaddon và Drow Ranger để tiêu hao sức thủ của đối phương nhờ hiệu ứng Undead cũng là đòn bổ trợ vô cùng hữu ích.
Đội hình 3 Hunter - 4 Knight - 2 Undead giúp người chơi làm chủ giai đoạn giữa trận
Đội hình 3 Hunter - 4 Knight - 2 Undead giúp người chơi làm chủ giai đoạn giữa trận
Đến giai đoạn giữa trận, người chơi nên chuyển sang sơ đồ 3 Hunter - 4 Knight và 2 Undead.

Sự có mặt của 2 Undead trong đội hình là nhằm kích hoạt nội tại trừ giáp. Đây là một đội hình cân bằng tối ưu giữa công và thủ. Tuy vậy điểm yếu của nó là ở tầm sát thương. Chính vì vậy các quân cờ như Beastmaster hay Windranger sẽ cần được huy động để tung ra những đòn đánh có khả năng sát thương diện rộng.

Ở giai đoạn này, việc sở hữu tướng Sniper đã lên 2* là cực kỳ hữu ích, với những pha dứt điểm từ xa có độ sát thương cao. Chính vì vậy đây sẽ là quân cờ cần được người chơi dồn các món vật phẩm liên quan đến sát thương vào.

Về cuối trận, đội hình tối ưu sẽ là 6 Hunter kết hợp với 4 Knight. Ở cấp độ 10 vào khoảng thời gian cuối trận, khả năng thủ của class Knight là rất đảm bảo. Các quân cờ này sẽ tạo thành lá chắn phòng thủ hiệu quả để các quân cờ Hunter tầm xa thoải mái tung "đòn thù" lên đối phương.
Đội hình 6 Hunter - 2 Knight - 4 Undead là phương án "lấy công bù thủ" hợp lý
Đội hình 6 Hunter - 2 Knight - 4 Undead là phương án "lấy công bù thủ" hợp lý
Bên cạnh đó có thể giảm số Knight xuống còn 2, thay vào đó là 4 quân cờ Undead. Nhóm cờ này sẽ giúp tạo hiệu ứng giảm 10% giáp của toàn bộ đội hình đối phương.

Điểm hạn chế của đội hình này là ở khả năng phòng ngự. Tuy vậy khi đã ở vào giai đoạn quyết định đến số phận của trận đấu, việc người chơi tập trung vào class Hunter để "lấy công bù thủ" cũng là điều dễ hiểu.

Làm thế nào để "bắt bài" đội hình Knight-Hunter trong DOTA 2 Auto Chess?

Điểm yếu lớn nhất của đội hình Knight-Hunter nằm ở chỗ tốn kém nhiều tiền đầu tư, trong khi lại chỉ có thể phát huy được sức mạnh ở giai đoạn ván đấu sắp đi đến hạ màn. Chính vì vậy nếu đối phương sử dụng đội hình Knight-Hunter, đừng ngần ngại mà hãy tấn công phủ đầu, nhắm vào các quân cờ Hunter của đối phương.

Sau đó nhiệm vụ còn lại là dần dần xử lý nốt đám Knight dai sức nhưng damage kém của đối phương.

Như vậy là tất tần tật những gì bạn cần biết về đội hình Knight-Hunter đều đã được bật mí ở trên, hãy nghiên cứu và sử dụng nó ngay trong trận đấu sắp tới nhé!

ไม่มีความคิดเห็น:

แสดงความคิดเห็น